FILE QUÀ TẶNG

FILE QUÀ TẶNG
HỌC LIỆU & File THIỀN DÀNH CHO BÉ

MIỄN PHÍ - Nhận Quà

Subscribe to our mailing list

* bắt buộc
/ / ( dd / mm / yyyy )

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

TRUYỀN THỐNG HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DO THÁI

FACEBOOK cua ban Huong Nguyen

Huong Nguyen
15 giờ · Hà Nội, Việt Nam · 
Sau khi tham dự hội thảo của chuyên gia giáo dục sớm chị Catherine Yến Phạm và anh Josh Phillip Ross về giáo dục Do Thái được tổ chức vào sáng chủ nhật ngày 27/03/2016, mình xin chia sẻ tóm tắt ghi chép của mình để các bố mẹ không có cơ hội tham gia nắm được một số thông tin cơ bản.

TRUYỀN THỐNG HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DO THÁI

Trong truyền thống của người Do Thái, việc học tập là không ngừng đặt câu hỏi. Cuốn sách quan trọng nhất của người Do Thái về việc học, kinh Talmud, là một bộ sưu tập rất dài lịch sử các cuộc thảo luận của các giáo sĩ Do Thái lớn không bao giờ được giải quyết và mãi không có điểm dừng.

Người Do Thái khuyến khích cách học bằng cách để cho trẻ con quyền đặt câu hỏi ngay từ thời thơ ấu. Trong lễ Vượt Qua – Pass over, người Do Thái có một truyền thống là người nhỏ tuổi nhất trong gia đình sẽ hỏi một loạt các câu hỏi về kỳ nghỉ này, và người đứng đầu gia đình sau đó sẽ trả lời bằng cách đọc một cuốn sách truyền thống. Theo Josh Phillip Ross, trẻ con thường được chia ra thành 4 nhóm như sau:

- Wise son - Đứa trẻ thông minh: Đây là những đứa trẻ luôn luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi và muốn tìm hiểu đến tận cùng của vấn để. Đối với những đứa trẻ này thì bạn phải đưa ra câu trả lời cho chúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất có thể. Chị Yến có lấy ví dụ về một bé hỏi cô giáo: Mẹ của mẹ là gì? Mẹ của mẹ là bà ngoại? Mẹ của mẹ bà ngoại là gì? Mẹ của mẹ bà ngoại là bà cố. Mẹ của bà cố là gì? Mẹ của mẹ bà cố là gọi là gì? Mẹ của mẹ của mẹ bà cố gọi là gì? … Câu hỏi dường như không có điểm dừng. Vậy, ta có nên dập ngay những câu hỏi của trẻ không? Kiểu như con hỏi nhiều quá, mẹ mệt quá k muốn trả lời …

KHÔNG, hãy hỏi lại con như sau: Vậy con hãy tự đặt tên cho Mẹ của bà cố, mẹ của mẹ bà cố… Hoặc hai mẹ con mình cùng đặt tên nhé! Hãy thử xem, bạn sẽ không ngờ rằng sức sáng tạo của trẻ sẽ như thế nào đâu.

- Weakest son – Đứa trẻ tinh quái: Đây là những đứa trẻ thích vặn vẹo luôn đưa ra những câu hỏi khó, lắt léo … Tại sao con phải làm thế này? Tại sao mẹ làm thế này? … với một thái độ hơi khó chịu. Hãy hỏi ngược lại trẻ những câu hỏi và có thái độ tương tự như vậy.

- Simple son – Đứa trẻ đơn giản: Đối với đứa trẻ như thế này thì nên đưa ra câu trả lời đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

- No question son – Đứa trẻ không bao giờ hỏi: Đối với đứa trẻ như thế này thì bạn nên gợi mở, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để khơi gợi khả năng tìm tòi và khám phá của trẻ

Nhìn nhận từ truyền thống trên của người Do Thái, chúng ta cần phải thay đổi nhiều. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò của người Do Thái là mối quan hệ hai chiều. Trong khi, ở Việt Nam, đó chỉ là mối quan hệ một chiều. Những gì cha mẹ và thầy cô nói thì đều là chân lý. 

Chị Yến có lấy ví dụ về chuyện con cọp ăn cỏ. 
Trong giờ học về các loại thú, có học sinh hỏi cô giáo như sau: Cô ơi, bạn kia nói con cọp của bạn ấy chỉ ăn cỏ. Không đúng phải không cô? Con cọp phải ăn thịt. 
Bạn kia vẫn khăng khăng: Con cọp của con chỉ ăn cỏ thôi!
Vậy, theo bạn thì con cọp ăn cỏ hay ăn thịt? Con cọp ăn thịt chắc sẽ là một chân lý phải không? Vậy cách xử lý của bạn trong tình huống này như nào? Bạn sẽ dập ngay ý tưởng của con bằng chân lý “Con cọp phải ăn thịt”?

Chị Yến có đưa ra cách xử lý rất hay: Vậy cô trò mình cùng tìm hiểu xem là con cọp nó ăn cỏ hay ăn thịt nhé! Và cô trò cùng tìm thông tin trên Google. Và quả thật, trên thế giới đúng có con cọp cả đời nó không ăn thịt chỉ ăn cỏ thật. 

Vậy nếu trong tình huống trên bạn khăng khăng rằng chân lý con cọp ăn thịt là đúng thì đây đúng là cách nhanh nhất để dập tắt trí tưởng tượng, sự sáng tạo và thậm chí là cả sự tự tin của trẻ

Khi gặp những tình huống tương tự như trên, điều đầu tiên bạn cần làm là phải tôn trọng sự khác biệt, hãy tin vào trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo vô tận của con. Sau đó, bạn hãy cùng con tìm hiểu kiến thức. Hãy mở cho con thêm nhiều nữa những cơ hội để trải nghiệm và khám phá thế giới quan.

Trong truyền thống của người Do Thái, họ không bao giờ ngừng học tập. Họ học cả đời, họ học tập không phải vì ép buộc. Họ học tập, nghiên cứu và làm việc vì đam mê và vì sự cống hiến cho xã hội và cộng đồng.

Với người Do Thái, tiền bỏ ra cho giáo dục không bao giờ là thừa cả. Con cái được khuyến khích học cả cuộc đời, học không bao giờ là quá muộn. Học một điều mới sẽ mở ra cho con một cơ hội mới.

CÁCH QUẢN LÝ TIỀN, TỪ THIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Một số người nghĩ rằng tất cả người Do Thái đều giàu có, hoặc tất cả người Do Thái đều giỏi quản lý tiền. Điều đó không thực sự đúng. Có người Do Thái giàu có, và cũng có những người Do Thái nghèo. Trong lịch sử, nhiều người Do Thái rất nghèo, một phần vì sự phân biệt đối xử mà họ không có được công việc tốt hay có quyền sở hữu đất đai. 

Việc người Do Thái được cho là quản lý tiền giỏi là có lịch sử của nó. Trong thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, các Kitô hữu không được phép tính lãi trên khoản vay. Nhưng khi nền kinh tế hiện đại phát triển, con người cần vay. Người Do thái không có những hạn chế tôn giáo như thế, vì vậy họ đã được phép cho vay tiền với lãi suất. Vì vậy, nhiều người Do Thái đã trở thành chủ ngân hàng bởi vì họ là những người duy nhất được phép tính lãi. 

Người Do Thái cũng không được phép sở hữu đất đai, vì vậy họ không có quyền lựa chọn để trở thành nông dân hoặc các công việc khác cần đến đất, ví dụ như mở nhà máy. Vì vậy, một số lượng nhỏ người Do Thái đã trở thành chủ ngân hàng, và cho đến nay vẫn còn có một số gia đình người Do Thái làm việc trong ngành ngân hàng. Nhưng không phải tất cả người Do Thái đều giỏi kiếm tiền 

Mình đã đọc sách về giáo dục Do Thái và thấy người Do Thái rất khôn ngoan trong cách quản lý tiền và cách giáo dục con về quản lý tiền. Họ cho con làm quen với tiền từ rất nhỏ (3 tuổi) và dạy con về cách quản lý tiền theo từng giai đoạn, nguyên tắc có làm có hưởng rất rõ ràng. Mình thấy có một số phụ huynh ở Việt Nam cũng áp dụng như vậy, họ trả lương cho con khi con làm việc nhà. Đây là việc mà mình thấy không đồng tình chút nào. Hôm đi hội thảo chị Yến cũng nêu rõ rằng làm việc nhà là trách nhiệm của con, không phải làm vì bố mẹ trả tiền. 

Sau khi tham dự hội thảo và được anh Josh chia sẻ mình mới thực sự hiểu đúng và đầy đủ về cách người Do Thái dạy con quản lý về tiền. Và mình nhận thấy sách mình đã đọc là người Trung Quốc viết và họ đã khiến mình hiểu lầm hoàn toàn về cách người Do Thái giáo dục con về tiền.

Cách đúng mà người Do thái dạy con không chỉ để đứa trẻ chỉ biết quản lý tài sản mà cao hơn đó chính là tính trách nhiệm với xã hội, sự cho đi và sự sáng suốt khi làm từ thiện.

Trong truyền thống của người Do Thái họ dạy con cách sử dụng đồng tiền tốt nhất là làm thế nào để cho đi. Người Do Thái có 10 đồng thì họ sẽ dung 9 đồng, 1 đồng họ sẽ giữ lại. Họ giữ lại không phải để tích cóp cho bản thân mà họ giữ lại để đem đi từ thiện. Ngày xưa khi họ gặt lúa trên cánh đồng của mình, bao giờ họ cũng để lại 1/10 diện tích lúa không gặt, chỗ này sẽ để dành cho những người nghèo khổ hơn minh.

Đối với việc làm từ thiện, một trong những giáo sĩ Do Thái lớn nhất, Maimonides, nói rằng: có 8 cấp độ của việc làm từ thiện, từ thấp nhất đến cao nhất như sau:

1. Bạn cho một cách miễn cưỡng, bắt buộc phải cho

2. Bạn cho một ít với thái độ bình thường 

3. Bạn cho đủ và với một nụ cười, nhưng chỉ cho khi bạn hỏi đủ các câu hỏi với người nghèo đó. 

4. Bạn cho trước khi người nghèo cần sự giúp đỡ

5. Bạn cho mà người nhận tiền biết bạn là ai, nhưng bạn không biết ai nhận được và người nhận không cảm thấy xấu hổ

6. Bạn cho người nghèo mà bạn biết người nhận được nó là ai, nhưng người nhận không biết bạn là người cho. Bằng cách đó, người nghèo đó không cảm thấy không hổ thẹn. 

7. Bạn cho mà người nhận không biết bạn là ai, và bạn không biết ai đang nhận được nó. Viêc này là khi bạn đóng góp cho các tổ chức từ thiện.

8. Mức độ cao nhất của từ thiện là bạn không cho từ thiện mà cho họ cái cần câu cá thay vì cho học con cá. Bạn tạo cho học cơ hội để có 1 công việc hoặc cho họ vay tiền để làm việc. Để từ đó họ tự nuôi sống bản thân và có một cuộc đởi tốt đẹp hơn. Đây là cấp độ cao nhất trong truyền thống tốt đẹp của người Do Thái. Đây là trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Người Do Thái không cố dạy con thành người hoàn hảo và vĩ đại để lúc nào cũng đạt được cấp độ cao nhất của sự cho đi mà họ chỉ luôn dạy con cố gắng hết sức có thể. Bài học về tiền đầu tiên mà họ dạy con là bài học về sự cho đi – tiền được dùng đề giúp đỡ người khác. Họ dạy con cách bỏ tiền vào thùng từ thiện, từ đó, đứa trẻ được giáo dục rằng lúc nào ta cũng cho đi, dù mình giàu hay nghèo, dù người được cho giàu hay nghèo. Họ có truyền thống là khi đi đến một vùng đất khác, bố mẹ luôn cho con tiền để con tặng người nghèo và nói với con rằng chúa sẽ bảo vệ con.

Điều này có lẽ là cách áp dụng về từ thiện đúng nhất và dạy cho trẻ ở Việt Nam. Vì mình biết có nhiều trường hợp có những người giả nghèo, giả khổ, giả tàn tật … để đi ăn xin, xin cứu trợ lợi dụng lòng tốt của người khác. Trẻ con còn nhỏ khó có thể phân biệt thật giả. Tuy nhiên, trong hội thảo có mẹ đã đặt ra câu hỏi về việc vậy mình dạy con như thế nào khi gặp những người ăn xin nghèo khổ ngoài đường mà bản thân mình không biết là thật hay giả. 

Liệu chúng ta có phớt lờ họ không? 

Như vậy sẽ khiến trẻ vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn thì sao. Chị Yến đã có một câu trả lời mà mình nghĩ vô cùng hợp lý và cũng rất nhân văn. Vậy, hãy nói với con rằng con hãy cầu nguyện cho họ để họ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh, gặp may mắn … Như thế chúng ta dạy con không vô cảm nhưng cũng dạy con việc từ thiện cần được cho đi một cách sáng suốt.


Không có nhận xét nào:

facebook

TEST CHO CÁC BẠN XEM