FILE QUÀ TẶNG

FILE QUÀ TẶNG
HỌC LIỆU & File THIỀN DÀNH CHO BÉ

MIỄN PHÍ - Nhận Quà

Subscribe to our mailing list

* bắt buộc
/ / ( dd / mm / yyyy )

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

KIẾN THỨC - NUÔI CON SỮA MẸ Nguồn UNICEF (cập nhật 11/2013)


Nguồn UNICEF (cập nhật 11/2013)
Link: 

NUÔI CON SỮA MẸ



ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SỐNG SÓT của trẻ em và vấn đề toàn cầu.

Nuôi con sữa mẹ theo chuẩn tối ưu cho trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi có khả năng ảnh hưởng cao nhất đến khả năng sống sót của trẻ sơ sinh so với tất cả các biện pháp can thiệp dự phòng khác. Nếu điều này được thực thi, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tới dưới 5 tuổi sẽ giảm đi khoảng 800,000 ca (tương đương 13% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu) theo thống kê năm 2013.

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có cơ hội sống sót cao gấp 6 lần so với những trẻ khác trong những tháng đâu đời. Những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tử vong thấp hơn 14 lần so với những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và đặc biệt việc nuôi con sữa mẹ giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy. Đây là 2 nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi (Theo thống kê của Lancet 2008). 

Việc đẩy mạnh nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt có ảnh hưởng ở các quốc gia đang phát triển nơi các bệnh nhiễm trùng còn phổ biến và thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh còn thấp. Mặc dù vậy, trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ ở các nước phát triển cũng gặp rủi ro tử vong cao hơn 

– Theo một nghiên cứu mới đây về trẻ sơ sinh được thực hiện ở Mỹ thì tỉ lệ trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ còn lại tới 25%. Theo khảo sát của Milenium Cohort Anh Quốc với trẻ dưới 6 tháng tuổi cho thấy, việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời đã giúp giảm 53% trẻ em phải nhập viện do tiêu chảy giảm đi và giảm 27% ca nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong khi, tỉ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không còn giảm nữa trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước đang có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ này trong thập kỷ qua, ở các nước đang phát triển, chỉ có 39% trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và chỉ có 58% trẻ từ 20-23 tháng tuổi tiếp tục được bú mẹ. Với ngày càng có nhiều quốc gia chứng minh rằng sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc là việc khả thi, với 25 quốc gia có mức tăng gia tăng trên 20%.

CÁC KHUYẾN NGHỊ NUÔI CON SỮA MẸ TỐI ƯU
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF khuyến nghị cho việc nuôi con sữa mẹ như sau: 

- Cho con bú lần đầu tiên ngay trong giờ đầu tiên khi trẻ mới sinh

- Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 

- và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi 2 tuổi hoặc hơn; 

- cho trẻ ăn dặm các thức ăn an toàn, đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với tuổi bắt đầu từ khi trẻ được 6 tháng tuổi.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON SỮA MẸ:
Nuôi con sữa mẹ đem lại lợi ích vô cùng nhiều mặt.

Nuôi con sữa mẹ đã được chứng minh ảnh hưởng đáng kể đến năng sống sót, sức khỏe, dưỡng chất và sự phát triển cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp tất cả dưỡng chất, vitamin, khoáng chất mà một trẻ sơ sinh cần trong 6 tháng đầu đời, k cần bất cứ chất lỏng hay thức ăn nào khác trong suốt 6 tháng đầu tiên. Thêm vào đó, sữa mẹ còn cung cấp rất nhiều kháng thể giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lây nhiễm. Chính động tác bú mẹ trực tiếp giúp trẻ phát triển các chức năng của miệng và hàm, và cung cấp cả các hócmôn giúp tiêu hóa cũng như cảm giác thỏa mãn cho trẻ. Cho con bú tạo ra mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và con. Đồng thời sự tương tác giữa mẹ và con trong quá trình cho con bú có ảnh hưởng tới cuộc đời của trẻ trong việc thúc đẩy hành vi giao tiếp, khả năng diễn đạt, cảm giác thoải mái và cảm giác an toàn cho trẻ. Sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ của những bệnh mãn tính trong tương lai như béo phì, mỡ máu, huyết áp cao, trầm cảm, tự kỷ ....

Các nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường có kết quả kiểm tra về trí thông minh cao hơn, khả năng ứng xử ôn hòa hơn khi lớn lên so với các trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

Về bản chất, tất cả các bà mẹ đều có khả năng cho con bú, nếu được trợ giúp một cách hợp lý, tư vấn và động viên, cũng những trợ giúp thực tiển để giải quyết các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu cho thấy việc da tiếp da sớm giữa mẹ và con và việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu, đảm bảo được sự tạo sữa liên tục, và cách này cũng giúp bé có tư thế bú và ngậm bú đúng giúp gia tăng khả năng cho con bú mẹ thành công.

Việc con con bú mẹ cũng đóng góp vào sức khoẻ của mẹ. 

Cho con bú ngay lập tức sau khi sinh vì việc này giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Trong ngắn hạn, cho con bú giúp vô kinh một thời gian. Trong dài hạn, nuôi con sữa mẹ giúp giảm khả năng bị trầm cảm loại 2 và ung thư vú, tử cung và buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ với việc mẹ cho con cai sữa sớm.

NHỮNG TÁC HẠI của việc cho bé vừa bú mẹ vừa bú/ ăn thêm thực phẩm khác (bú phối hợp)

Cho bú phối hợp, hay nói cách khác là cho trẻ bú thêm chất lỏng khác hoặc ăn thêm thực phẩm khác, kèm với sữa mẹ trong 6 tháng đầu khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Việc này thực tế làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và bệnh tiêu chảy, cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác. Việc cho trẻ uống nước hoặc các chất lỏng khác làm giảm khả năng cung cấp sữa của mẹ vì trẻ sẽ bú mẹ ít hơn. Trẻ sơ sinh không cần gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả nước, trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đã cung cấp đủ tất cả nước mà trẻ cần, kể cả ở nơi khí hậu rất nóng.

Cho bú phối hợp cũng gia tăng khả năng mẹ truyền HIV sang con. Cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV tự mẹ sang con từ 3 đến 4 lần so với trẻ bú phối hợp trong nhiều nghiên cứu ở Châu Phi.

NHỮNG TÁC HẠI của việc nuôi con hoàn toàn bằng sct
Ở nhiều quốc qia, cần phải có sự tái thiết của "văn hoá nuôi con bằng sữa mẹ" và sự chống trả mạnh mẽ đối với sự lan tràn lấn át của "văn hoá nuôi con bằng sữa công thức. 

Nhiều bà mẹ không hề nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và cũng không tiếp tục nuôi con sữa mẹ đến ngoài 2 năm như khuyến nghị, và thay vào đó là thay thế hoàn toàn sữa mẹ bởi sữa công thức ngoài thị trường hay các loại sữa khác. 

Nuôi con sữa công thức vừa tốn kém, vừa tăng nguy cơ tử vong và các bệnh khác, đặc biệt ở những nơi mà các bệnh truyền nhiễm còn phổ biến và nguồn nước sạch còn thiếu thốn. 

Việc nuôi con bằng sữa công thức gây ra nhiều khó khăn thực tiển cho bà mẹ ở các nước đang phát triển, bao gồm đảm bảo sữa được pha bằng nước sạch, pha đúng liều lượng, nguồn cung cấp đầy đủ, và các dụng cụ cho bú, đặc biệt là bình sữa phải được vệ sinh đúng cách.

Sữa công thức không được chấp nhận là có thể thay thế cho sữa mẹ vì sữa công thức, dù là tốt nhất, cũng chỉ cung cấp được một số thành phần dinh dưỡng chính gần như sữa mẹ. Nói cách khác sữa công thức chỉ là một loại thực phẩm. Trong khi đó sữa mẹ là một dạng dưỡng chất sống phức hợp, chứa kháng thể, các loại men, các axit béo dài và hóc môn, mà phần nhiều không có trong sữa công thức. Thêm vào đó, trong những tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ được những thứ khác với sữa mẹ. Thậm chí chỉ cần 1 lần cho ăn bằng sữa công thức hoặc các thức ăn khác cũng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ, mà cần nhiều tuần để bé phục hồi.

Những nguyên nhân chủ yếu của việc ngừng nuôi con bằng sữa mẹ sớm phát sinh từ sức ép xã hội và thương mại, bao gồm tiếp thị lấn át và khuyến mãi tràn lan của các nhà sản xuất sữa công thức. Những áp lực này càng lớn hơn (tệ hơn) bởi những lời khuyên chuyên môn y khoa của các chuyên viên ngành y tế thiếu kỹ năng đúng và không được đào tạo tập huấn để hỗ trợ nuôi con sữa mẹ. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ phải đi làm trở lại sớm sau khi sinh nở, và họ gặp phải rất nhiều thách thức, áp lực tâm lý. 

Đây là những nguyên nhân thường xuyên dẫn tới việc dừng cho con bú sớm. Những bà mẹ mới sinh cần phải được hỗ trợ, giúp đỡ cả về mặt tâm lý lẫn các phương tiện pháp lý, nhằm đảm bảo họ có thể tiếp tục nuôi con sữa mẹ.

HÀNH ĐỘNG CỦA UNICEF (lược dịch)

UNICEF hỗ trợ các nước triển khai các hành động ưu tiêu đươc nêu trong Chiến Lược Toàn cầu về Nuôi trẻ Sơ Sinh và trẻ nhỏ, trọng tâm vào 5 lãnh vực chính như sau:

1- Cấp quốc gia: đảm bảo quốc gia không chỉ có chính sách và luật pháp phù hợp mà còn được thực thi và bắt buộc thực hiện (bao gồm luật cấm qc các sản phẩm thay thế sữa mẹ và luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em).

2- Hệ thống y tế: hỗ trợ cung câp các công cụ can thiệp có hệ thống trong các hệ thống y tế, như 10 Bước dể Nuôi Con Sữa Mẹ Thành Công và Sáng kiến Bệnh viện thân thiện v trẻ em (BFHI), lập giáo trình, chương trình huấn luyện và hỗ trợ nhân viên ngành y tế và các hệ thống quản lý thông tin y tế.

3- Cấp cộng đồng: Hỗ trợ cung cấp tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại cộng đồng.

4- Truyền thông và vận động: UNICEF hỗ trợ các chương trình tuyền thông và thiết lập các chính sách giúp thay đổi hành vi và xã hội. Tuần lễ Nuôi Con Sữa mẹ Toàn Cầu là một trong những sự kiện vận động hàng năm trên toàn thế giới dược UNICEF, WHO và các đối tác ủng hộ.

5- Chương trình dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những diêu kiện đặc biệt như trẻ trong vùng thiên tai và trẻ trong môi trường HIV/ AIDS.

NUÔI CON SỮA MẸ CỨU ĐƯỢC NHIỀU MẠNG SỐNG HƠN BẤT KỲ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG NÀO KHÁC!

[Dịch bởi: Thóc Sâu Ciu (tv Hội SM) + CG Betibuti - 3/2014]

NGUỒN



Không có nhận xét nào:

facebook

TEST CHO CÁC BẠN XEM