NGỘ NHẬN VÀ GIÁC NGỘ:
Vì sao nên dùng các tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ và không nên lạm dụng nước muối sinh lý khi chăm sóc trẻ sơ sinh?
----
Natri Clorid 0.9% hay còn gọi là nước muối sinh lý là một loại dược phẩm lành tính được sử dụng nhiều trong y khoa và trong chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên một trẻ sơ sinh không bệnh, không phải là "bệnh nhân", thì không nên lạm dụng để sử dụng hàng ngày.
Cơ thể bé sơ sinh đã có đầy đủ các hệ thống dịch sát khuẩn bảo vệ.
VD như con mắt của chúng ta ngay từ khi sinh ra, có 3 loại nước mắt, 1 loại là nước mắt để khóc khi đau giúp giảm đau, mau lành vết thương, 1 loại là nước mắt để khóc khi buồn giúp an thần và chống trầm cảm, còn có 1 loại nước mắt thứ ba là loại được tiết ra liên tục thường xuyên 24/24 để giữ ẩm và sát khuẩn có mắt, được tráng đều cả nhãn cầu bằng những cái chớp mắt bản năng không cần ai điều khiển. Bụi bẩn và các xác khuẩn cũng được đẩy ra khỏi mắt, tụ ở khóe mắt thành "ghèn", nhờ hiệu quả của hệ thống bảo vệ này.
Việc thường xuyên đưa nước muối sinh lý vào môi trường mắt hầu như không có tác dụng gì trong lợi ích thường nhật. Khi bị viêm tuyến lệ hay đỏ mắt, sữa mẹ có thể được sử dụng một ngày nhiều lần (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, chứ k hứng vào bình nhựa) để nhỏ mắt với các loại kháng thể hiệu quả và thân thiện nhất với niêm mạc mắt của bé. Tác dụng dùng sữa mẹ để chữa viêm tuyến lệ đã được nhiều nguồn nuôi con sữa mẹ trên thế giới nói về "các lợi ích khác của sữa mẹ" công nhận.
Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó khả năng hắt xì hơi và chảy nước mũi để giúp tống loại bụi, bẩn, khuẩn lạ, mầm bệnh ra ngoài của bé rất cao. Niêm mạc này cũng có loại chất nhờn sát khuẩn và giữ ẩm tự nhiên và loại chất nhờn tăng thêm phát sinh khi cần loại bỏ mầm bệnh (chảy nước mũi).
Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" có thể gây nên 2 nguy cơ, 1 là đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/ hoặc tay người chăm sóc không sạch, 2 là nước muối sinh lý làm khô lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi, khi có cảm giác khô như vậy lập đi lập lại thường xuyên, niêm mạc mũi sẽ tự động sản sinh ra càng lúc càng nhiều dịch nhờn hơn, có nghĩa niêm mạc mũi bị kích ứng để "tăng chất nhờn hơn nữa", nghĩa là "chảy mũi", mà không vì một nguyên nhân nào cả.
Lượng nước mũi do bị kích ứng này tụ lại ở mũi họng, mà nhiều bố mẹ hay than phiền là con hay ngạt mũi, hay thở khò khè và hay ho. Lúc này đây, các mẹ càng gia tăng việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, tác dụng khô mũi tức thời, bé thở được ngay không ngạt mũi nữa, nhưng tiếp tục dùng nước muối sinh lý, lại tiếp tục kích ứng tạo nước mũi thành một cái vòng lẩn quẩn.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên bỏ qua thói quen "nhỏ mắt/ mũi dự phòng" mỗi ngày khi bé đang khỏe mạnh.
Nếu bé bị nghẹt mũi hoặc viêm tuyến lệ, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa, nhưng sau đó nên nhỏ tiếp theo 1-2 giọt sữa mẹ (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, chứ k hứng vào bình nhựa). Sữa mẹ sát khuẩn, thân thiện với niêm mạc, nuôi dưỡng niêm mạc và giúp niêm mạc giữ ẩm tự nhiên.
Ngoài ra, đối với bé bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ không phân hủy trong miệng, nên không gây chua miệng, sữa mẹ kháng khuẩn có hại, thân thiện với khuẩn có lợi, đồng bộ với men kháng khuẩn và kháng thể trong nước bọt, - do đó mà bé không có nhu cầu phải được rơ miệng. Việc thường xuyên rơ miệng/ lưỡi tạo cho bé cảm giác khó chịu, dụng cụ rơ và tay người chăm sóc có thể không sạch, động tác chăm sóc không đúng có thể làm tổn thương các chồi vị giác trên bề mặt lưỡi. Rơ lưỡi là một việc chỉ cần ở bé bú sữa công thức, không cần ở bé bú mẹ hoàn toàn.
Giữa bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn với bé bú sữa mẹ bằng bình cũng có sự khác biệt. Bé bú mẹ trực tiếp giảm thiểu nguy cơ bị nấm miệng, bởi tại quầng vú mẹ có sẳn tuyến dầu sát khuẩn (mẹ đọc bài chăm sóc bầu vú mẹ đúng cách để đừng rửa/ lau đi mất thần dược tự nhiên này). Lưỡi bé phải "vắt" quầng vú mẹ khi bú với khớp ngậm đúng (đọc bài khớp ngậm đúng để hiểu vị trí của lưỡi), cũng được "làm sạch" bởi tuyến dầu này. Lớp màng trắng thỉnh thoảng có thể quan sát thấy ở lưỡi của bé bú mẹ hoàn toàn là bình thường, k cần phải loại bỏ.
Đối với bé bú sữa mẹ bằng bình (hoặc ngậm ti giả) và mẹ dùng máy hút sữa, khả năng nhiễm nấm từ các dụng cụ này.
Đối với bé bú sct/ bị nhiễm nấm, không nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hoặc mật ong (vì mật ong có độc tố không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và có vị quá ngọt đối với vị giác của bé). Nên rơ lưỡi cho bé bị nhiễm nấm bằng sữa mâm/ hoặc tinh dầu dừa tỉ lệ 1:4 trên gạc sạch, và dùng chính sữa mẹ hoặc tinh dầu dừa này đồng thời vệ sinh cho phần quầng vú và đầu ti của mẹ khi bị nhiễm nấm. Dùng nhiều lần trong ngày sau các cữ bú cho đến khi mẹ hết cảm giác ngứa là bệnh đã lành.
So với sữa mẹ, nước muối sinh lý thiếu nhiều yếu tố tích cực như: nuôi dưỡng và làm ẩm niêm mạc, thân thiện với hệ men và hệ khuẩn của các vùng niêm mạc đó, mà chỉ có sữa mẹ mới làm được. Trong khi tất cả các tác dụng vệ sinh và kháng khuẩn của nước muối sinh lý thì sữa mẹ đều làm được và làm được tốt hơn.
Vô số người cảm thấy vô cùng an tâm với nước muối, vì nó là 100% tự nhiên! Nhưng bảo "nhỏ sữa mẹ đi", thì họ thấy ghê ghê, thấy cuồng tín, thấy khó tin!
Sữa mẹ không chỉ 100% tự nhiên mà nó còn từ cơ thể người và thân thiện với cơ thể người! Sữa mẹ có thể uống vào người cả lít... nước muối có "tự nhiên" đến vậy không? nước muối có vô tư uống vào ng đc như sữa mẹ, đi đến đâu, nuôi niêm mạc, phục hồi tổn thương và bảo vệ niêm mạc đến đó không?
Tuy nhiên, sữa mẹ là một thứ xa xỉ trong một cộng đồng mà tỉ lệ nuôi con sữa mẹ quá thấp, niềm tin vào sữa mẹ quá èo uột và sự kỳ thị đối với sữa mẹ thì to lớn như khủng long, sẽ không có bác sĩ nào kê toa cho bạn vd như "hãy nhỏ sữa mẹ cho con ngày 2 lần", vì đó không phải là thuốc, vì nó là thứ mà bs không chắc phải dùng như thế nào!
Vậy nên, hãy dùng "thuốc sữa mẹ", một thứ thần dược tự nhiên hơn "tự nhiên nước muối", vì nó sẽ hiểu quả hơn là "hiệu quả phiến diện" mà nước muối có thể mang lại cho con bạn!
Chúc các bố mẹ sữa ngày càng tự tin hơn, và chăm sóc các bé ngày càng tốt hơn!
------
Nếu bạn cho rằng hướng dẫn này không có khoa học, thì bạn học chuyên gia sữa mẹ đi bạn, vì bạn sẽ được tiếp cận với một ngành khoa học mới là "khoa học sữa mẹ" - ng ngành hoá/dược không học môn này, "ngừoi ngành y không học môn này, chỉ có chuyên gia sữa mẹ mới đc học thôi.
Sữa mẹ k đóng chai nhỏ mắt để bán đc, nên hãng dược k nghiên cứu đâu bạn, còn người nghiên cứu sữa mẹ và hiểu thành phần của sữa mẹ có chứa gì và có tác dụng v các niêm mạc của cơ thể như thế nào, thì họ biết rõ.
Tổ chức y tế thế giới có đội ngũ thẩm định các nghiên cứu khoa học trên thế giới mỗi năm. Hai giáo chuyên gia sữa mẹ của tôi là Felicity Savage và Sandra Lang, đều là 2 thẩm định viên của WHO cho các nghiên cứu về sữa mẹ trên thế giới. Và "mẹo" về bao nhiêu ứng dụng khác của sữa mẹ tôi học đc từ 2 cô giáo và rất nhiều cô giáo khác là chuyên gia sữa mẹ.
Tôi cũng đã hd nhiều mẹ sử dụng đúng pp và đều có hiệu quả. Đây không phải là thuốc và k có liều dùng. Kỳ thị sữa mẹ sẽ k dám dùng.
Hiểu rõ sữa mẹ và biết trong 1 thìa sữa mẹ (5ml) có đến khoảng 3 triệu kháng thể, trong 1 giọt sữa mẹ có chứa đến khoảng 30.000 kháng thể. Sữa mẹ không chỉ là thức ăn, đó là thuốc quý. Sữa mẹ cũng là thuốc thức ăn cho da và niêm mạc nữa, mẹ nào đã từng dùng sữa mẹ để dưỡng da, để uống khi đau họng, nhỏ mắt nhỏ mũi đều hiểu rõ các giá trị này.
------
Tham khảo thêm:
mỗi thìa sữa mẹ (=100 giọt) có 3 triệu kháng thể, vậy mỗi giọt có bn kháng thể nhỉ = 3.000.000/100= 30.000 kháng thể:
Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý (Tiếng Việt)
- LUU Y: chỉ áp dụng khi bé sổ ngạt mũi ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé - Sau khi rửa xong như thế này, thì nhỏ vào mỗi bên mũi bé 1-2 giọt sữa mẹ như hd trên bài nhe.
- CHU Y: quan sát THẬT KỸ CÁCH LÀM ĐÚNG trong clip này nhe: nước muối đi từ lổ mũi bên này và thoát ra hết ở lổ mũi bên kia, chứ không phải là nhỏ mũi nhe có nghĩa là nước muối và nước mũi sẽ bị chảy xuống họng nhe - ở ngoài có nhiều clip hd lắm nhưng k phải cách nào cũng đúng.
- Cách này chị được chia sẻ bởi
BS Tai mũi hộng Nguyễn Hoang Yến BS Bạch Mai (thành viên HSM betibuti):
BS Tai mũi hộng Nguyễn Hoang Yến BS Bạch Mai (thành viên HSM betibuti):
22222222222222222222222222222222
6 cách dùng ngạc nhiên của sữa mẹ (Tiếng Anh):
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét