FILE QUÀ TẶNG

FILE QUÀ TẶNG
HỌC LIỆU & File THIỀN DÀNH CHO BÉ

MIỄN PHÍ - Nhận Quà

Subscribe to our mailing list

* bắt buộc
/ / ( dd / mm / yyyy )

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

CÁCH LÀM SỮA CHUA TỪ SỮA MẸ


Hội yêu sữa mẹ đã thêm 2 ảnh mới.
18 Tháng 10 2014 · 
Hot: 
( TITI SHOP Sưu tầm)
Các mẹ hãy tin rằng bé yêu sẽ cực kỳ hào hứng với món ngon lạ mà quen này.

Ngay từ lúc mới sinh bé Bun, trộm vía, sữa em rất dồi dào. Sữa mẹ nhiều tới mức em chẳng dám ăn thêm một miếng chân giò nào vậy mà đôi khi sữa thừa vẫn chảy ướt áo. Cho tới nay, khi Bun đã 7 tháng tuổi. Ngoài việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, mỗi ngày em hút ra được tới gần 1 lít sữa thừa. Số sữa này được em giữ gìn cẩn thận trong ngăn đá tủ lạnh.

Tuy nhiên, chủ nhật tuần trước, mẹ chồng em đã ra “nghị quyết” yêu cầu em phải bỏ bớt số sữa mẹ đang trữ đông trong tủ lạnh vì quá nhiều. Tiếc sữa nên em cứ tần ngần mãi. Cuối cùng, em quyết định mang số sữa đó ra làm sữa chua cho Bun ăn. Kết quả thật không ngờ các chị ạ, sữa mềm, ngọt vừa nên Bun nhà em thích lắm. Ăn một loáng đã hết cả hộp mà vẫn còn thòm thèm.

Sữa chua là món ăn vừa ngon lại vừa rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm xương bé chắc khỏe hơn nhờ chứa hàm lượng canxi. Sữa chua mà lại làm từ sữa mẹ, chẳng phải lượng dinh dưỡng lại càng tăng lên đó sao. Em xin chia sẻ với các mẹ công thức làm sữa chua từ sữa mẹ của em nhé.
Nguyên liệu các mẹ cần:

200ml sữa mẹ; 1 hộp sữa chua không đường; 2 thìa cà phê đường

Cách làm
- Thanh trùng sữa mẹ bằng cách đun nóng trong nồi cho đến khi sủi bọt lăn tăn ở nhiệt độ 80 độ C nhưng không được để sôi. Việc đun và thanh trùng sữa mẹ như vậy sẽ làm bất hoạt emzim Lipase - một loại enzim trong sữa mẹ và làm sữa có mùi xà phòng khi trữ đông. Các mẹ cũng đừng lo lắng sữa sẽ mất đi các chất dinh dưỡng khi đun nóng bởi enzim Lipase sẽ được "tiêu diệt" chỉ trong 5giây và hoàn toàn không làm giảm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Lưu ý: Các mẹ không sử dụng lò vi sóng để làm nóng sữa. Lò vi sóng sẽ không thể làm sữa nóng đều, điều này khiến cho các vi khuẩn vẫn có khả năng sống sót.

- Nhanh chóng làm cho phần sữa đã đun nóng vào nước đá, để sữa nguội đến khoảng 45 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng và cũng là khâu chủ chốt quyết định xem sữa chua thành phẩm có đông được hay không. Trong thời gian chờ sữa nguôi, các mẹ cũng lấy sữa chua được dùng làm men bỏ ra khỏi tủ lạnh.

- Cho 4 thìa cà phê men sữa chua và 2 thìa đường vào sữa mẹ rồi nhẹ nhàng khuấy đều

- Chia lượng sữa vừa pha được ra các cốc thủy tinh nhỏ. Các mẹ lưu ý tiệt trùng cốc thủy tinh thật cẩn thận nhé.

- Ngâm cốc sữa chua trong nước ấm từ 40-50 độ C trong vòng 4-8 tiếng. Thời gian ngâm lâu hay chóng là tùy thuộc vào các mẹ muốn thành phẩm sữa chua của mình như thế nào. Sữa chua ngâm 4-6 tiếng sẽ có vị ngọt, và loãng, càng ngâm lâu sữa sẽ càng chua và đặc hơn. Tuy nhiên, dù có ủ bao lâu, các mẹ cũng nên nhớ đừng để quá 12 tiếng. Ngoài ra, ta không cần thiết phải mở nắp hộp ủ sữa chua để kiểm tra. Việc kiểm tra sữa thường xuyên đơn giản chỉ làm nước ngâm giảm nhiệt độ, sữa sẽ khó lên men.

Sau thời gian ủ, mẹ nhanh tay lấy sữa cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Sữa chua làm từ sữa mẹ tuy có thể sẽ có mùi không hấp dẫn với người lớn do có chứa nhiều sắt và các vi chất khác gây tanh nhưng các mẹ hãy tin rằng bé yêu sẽ cực kỳ hào hứng với món ngon lạ mà quen này. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên ngâm sữa chua vào nước ấm cho bớt lạnh nhé. Ngoài ra, sữa chua sẽ rất ngon khi được kết hợp với táo, đào, bơ và bí đỏ nghiền nhuyễn.
Chúc các mẹ thành công và có những bữa ăn ngon với con yêu!
( Theo eva.vn)

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

NHÀ TRA THUỐC CHO MẸ SỮA VÀ KQXN CHO BÉ SỮA TẬP 3:





NHÀ TRA THUỐC CHO MẸ SỮA VÀ KQXN CHO BÉ SỮA TẬP 3:
Hội SM không kê toa thuốc, nhưng có thể giúp các mẹ tra lại các loại thuốc đã được bác sĩ kê toa xem có phù hợp với mẹ sữa hay không.
PS: các mẹ chỉ cần đọc bài viết chia sẻ ở link là sẽ tự tra được rất nhiều thuốc dùng được hay không dùng được trong thời kì cho con bú. Trước khi chờ người khác giúp, các mẹ hãy tự bảo vệ mình và bé sữa nhé.
-------
Tham khao bài viết:
Bà mẹ đang cho con bú cũng có thể bị các bệnh trong thời gian này, và khi biết mình mắc bệnh, bà mẹ lo lắng sợ lây cho con và không biết có thể tiếp tục cho con bú sữa trong thời gian mắc bệnh hay không.

I- Cơ sở khoa học - HỆ MIỄN DỊCH THÍCH ỨNG - cơ chế tạo "kháng thể chỉ định" cho bé trong sữa mẹ, khi mẹ tiếp xúc với mầm bệnh/ khuẩn có hại:

Chắc các mẹ còn nhớ trong bài bú mẹ trực tiếp tốt hơn bú sữa mẹ bằng bình như thế nào, Betibuti có nhắc đến Hệ Miễn dịch Tổng quát và Hệ Miễn dịch Thích ứng, và hứa sẽ giải thích chi tiết về Hệ miễn dịch đặc biệt này, có mối liên quan chặt chẻ đến cơ sở khoa học của bài viết này.

Bà mẹ cho con bú và bé bú mẹ được gọi là "một cặp mẹ-con" (the dyad) vì có một hệ thống sinh học khép kín giữa hai cá thể này, tạo nên sự phản hồi và trao đổi sinh học nhạy bén, giúp con được bảo vệ tối ưu.

Các bà mẹ thường lo lắng khi mình bị bệnh, mà quên rằng cả mẹ và bé đều đã tiếp xúc với cùng các loại khuẩn và mầm bệnh từ trước phát bệnh, vì các mầm bệnh đều có thời gian ủ bệnh.

Ngay khi bà mẹ (và bé) tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể mẹ trong vòng 24 giờ đã tạo ra và truyền từ máu mẹ vào sữa mẹ đúng loại kháng thể chỉ định đối với mầm bệnh đó để cung cấp cho bé khả năng miễn nhiễm, gọi là "hệ miễn nhiễm thích ứng", đáp ứng tức thời trong môi trường mà mẹ và bé tiếp xúc.

Vì vậy, khi mẹ bị bệnh thì nên cho con bú mẹ trực tiếp, để con được cung cấp loại kháng thể cần thiết nhất cho con trong thời điểm đó, kể cả các vấn đề ở bầu vú, như viêm đầu ti, viêm tuyến sữa, hay cảm cúm, tiêu chảy, dị ứng.. cho đến các bệnh như viêm gan siêu vi B, HIV, ung thư, nếu mẹ được xét nghiệm, điều trị bằng loại dược phẩm hoặc liệu pháp phù hợp.

II- Mẹ có được dùng thuốc khi bị bệnh và tiếp tục cho con bú.
Tạp Chí Chuyên đề Nhi Khoa (Mỹ) (The Pediatrics - Vol 132, Số 3, Tháng 9/ 2013) của nhóm nghiên cứu do bác sĩ Hari Cheryl Sachs đứng đầu nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu trả lời chi tiết và cập nhật nhất về mối quan tâm này, Betibuti xin được chia sẻ một số ý chính để các mẹ tham khảo.
Tạp chí chuyên đề nói trên nêu lên về một số chủ đề như: việc sử dụng các phương pháp điều trị tâm thần, an thần, trầm cảm, thuốc để điều trị lạm dụng chất, như ma tuý, thuốc giảm đau, thuốc lợi sữa, các sản phẩm thảo dược, chẩn đoán bằng hình ảnh, tiêm chủng (của mẹ/ của bé bú mẹ)

1- Các yếu tố cần xem xét khi bà mẹ cho con bú cần dùng thuốc:
Nhiều bà mẹ thường không biết rõ hoặc bị "hăm doạ" về tác động của thuốc mình uống lên bé, nên hoặc quá lo lắng không dám uống tí thuốc nào, hoặc ngừng cho con bú không cần thiết và không khoa học, bởi vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ thuốc là chống chỉ định đối với bà mẹ cho con bú hoặc không tốt cho bé bú mẹ, và bé cần được tiếp tục bú mẹ để hưởng lợi ích của hệ miễn dịch thích ứng nói trên. Ngoại trừ khi dùng một số hợp chất phóng xạ, các bà mẹ nên tạm dừng cho bú hoặc cai sữa.

Để cân nhắc MẸ CÓ NÊN DÙNG THUỐC HAY KHÔNG, cần xem xét các yếu tố sau:

- nhu cầu sử dụng loại thuốc đó cho bà mẹ, có nhất thiết dùng thuốc hay không?
- thuốc có ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa, có làm giảm sữa hay không?
- nồng độ thuốc tiết vào sữa mẹ như thế nào?
- có liệu pháp nào khác, hoăc trì hoãn được việc dùng thuốc hay không?

Nếu MẸ THẬT SỰ CẦN DÙNG THUỐC, thì cần xem xét tiếp đến các yếu tố sau:

Các hoạt chất/ dược chất tiết vào sữa mẹ cao hay thấp?(nếu không ion hoá, trọng lượng phân tử nhỏ, phân bổ thưa, khả năng bám vào protein trong máu mẹ thấp, khả năng hoà tan trong mỡ cao, chất đó sẽ bị tiết vào sữa mẹ nhiều hơn. Thuốc có thời gian bán thải (half life) dài hơn tích tụ trong sữa lâu hơn. 
Đường tiếp nhận thuốc (chích, uống, thoa, hít...) là cách nào? (Thuốc uống (thay vì tiếp nhận qua các cách khác) sẽ có khả năng bé cũng hấp thụ thuốc nhiều hơn.)
Liều lượng và thời gian điều trị thuốc như thế nào? (Thuốc dùng một lần hay lâu dài cũng có tác động khác nhau đối với bé.)

Khả năng hấp thụ vào bé như thế nào và có bằng chứng có hại từ các nghiên cứu trước đây k?

Thể trạng của bé như thế nào? bé bao nhiêu ngày/ tháng tuổi? có bệnh lý gì đặc biệt không (sinh non, hô hấp yếu...)? (Bé sinh non, sơ sinh, hay có bệnh lý có thể bị tác động khác với các bé lơn hơn và mạnh khoẻ hơn.)

[Khi các mẹ yêu cầu, các Ad của Hội Sữa Mẹ (Bé Tí Bú Ti) sẽ cố gắng tra cứu ở LactMed này (các nguồn uy tín chính quy của y khoa tại các nước tiên tiến khác] để giúp các mẹ xác nhận lại cụ thể toa thuốc của mình, để yên tâm là thuốc đó an toàn khi mẹ tiếp tục cho bé bú, hoặc nếu không, thì nên thay thế bằng loại thuốc nào có cùng công dụng điều trị tương tự.]

2- Các loại thuốc phổ biến, an toàn khi cho con bú (Nguồn: drugs.com):(theo toa bác sĩ và theo liều chuẩn/ tối thiểu, không được tự điều trị và lạm dụng thuốc):

3- Các loại thuốc giảm đau:
Các loại thuốc giảm đau có gốc ma túy, chẳng hạn như oxycodone, pentazocine, propoxyphen, và meperidine, không nên dùng cho bà mẹ đang cho con bú. Thay vào đó, nên dùng các thuốc giảm đâu khác, như ibuprofen và acetaminophen. (Tuy ibuprofen có thời gian bán thải dài, nhưng lượng thuốc tiết vào sữa mẹ rất thấp.)

Liều dùng thông thường của thuốc giảm đau codeine, hiếm có trường hợp gây nguy hiểm cho cho bé bú mẹ, tuy nhiên, vẫn phải thận trọng hơn khi dùng thuốc codeine và thuốc hydrocodone và cần có thêm nghiên cứu về các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc ở bà mẹ và bé bú mẹ.

Thay vào đó, các thuốc giảm đau không chứa thành phần codeine được khuyến khích sữ dụng, vd butorphanol. Nghiên cứu cho chất một lượng rất nhỏ butorphanol được tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên để giảm tác động cho cả mẹ và bé, bác sĩ nên cho liều tối thiểu và thời gian dùng ngắn nhất. 
Các phương pháp gây tê cục bộ/ gây tê cột sống khi sinh cũng là cách tốt để giảm thiểu tác động của thuốc lên bé.

Aspirin có thể dùng để giảm đau nhẹ, và chỉ được dùng liều thấp (75–162 mg/d).

4- Các loại thuốc lợi sữa (GALACTAGOGUES):
Thuốc lợi sữa và các hoạt chất kích sữa, thường được dùng để hỗ trợ tăng lượng sữa, đặc biệt ở các bà mẹ sinh non, hoặc giúp phát sinh khả năng tạo sữa (induce lactation), vd khi bà mẹ chưa mang thai lần nào, nhưng muốn có thể tạo sữa để nuôi con nuôi bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học về tác dụng của các chất lợi sữa này, kể cả các loại thuốc như domperidome và metoclopramide, hay các phương pháp thảo dược.

Mặc dù đã từng có vài nghiên cứu chứng minh domperidone có tác dụng lợi sữa cho các bà mẹ có con sinh non, nhưng sữ dụng nó có an toàn cho bà mẹ hay không thì chưa được nghiên cứu và kết luận. FDA Mỹ đã ban hành khuyến cáo năm 2004 về việc sữ dụng domperidone ở bà mẹ cho con bú và thuốc này không được duyệt tại Mỹ, do đó, nếu nhãn thuốc này có được bán ở nước khác thì cũng không nên dùng khi cho con bú.

Một số nghiên cứu quy mô nhỏ khác, công bố năm 1990, cho rằng metoclopramide giúp tăng nồng độ prolactin, cũng có nghĩa giúp mẹ sản xuất được nhiều sữa hơn, ở mẹ sinh non cũng như sinh đủ tuần.

Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp sau đó lại không đưa ra được kết quả tương tự. Nồng độ thuốc metoclopramide trong sữa mẹ cũng tương tự như nồng độ trong máu người lớn. Cơ thể sơ sinh lưu giữ lượng thuốc này mà không thải ra được có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc. Trong khi đó, bản thân thuốc metoclopramide có các phản ứng phụ như gây yếu cơ, trầm cảm, rối loạn hệ tiêu hoá.

Mặc dù một nghiên cứu thử nghiệm nhỏ (8 bà mẹ) cho rằng phương pháp hít oxitocin giúp tăng lượng sữa, nhưng một thử nghiệm khác (51 bà mẹ) thì lại không có được kết quả tương tự. Ống hít Oxytocin không còn thấy bày bán ở Mỹ. 

Tương tự, mặc dù nhiều kinh nghiệm được lan truyền về tác dụng lợi sữa của loại thảo dược, như fenugreekhông (cỏ cà ri), tuy nhiên các nghiên cứu chính quy lại cũng không khẳng định được hiệu quả như được lan truyền. Các nghiên cứu đến thời điểm này đều chưa công nhận hiệu quả/ tác hại việc sữ dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược lợi sữa.

Việc sử dụng kéo dài fenugreekhông (cỏ cà ri) có thể cần giám sát tình trạng đông máu và nồng độ đường glucose trong máu. Vì những lý do này, các sản phẩm thảo dược nói trên phụ nữ cho con bú không nên sữ dụng các loại thảo dược này thường xuyên.

Mặc dù, các bà mẹ cho con bú sử dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược (đến 43% bà mẹ cho con bú trong một cuộc khảo sát năm 2004), vì cho rằng thảo dược là an toàn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu và kết luận rõ ràng về độ an toàn và độ tin cậy của nhiều sản phẩm thảo dược này. Nhiều sản phẩm thảo dược chưa được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả và tác dụng phụ.

Tóm lại, các loại thuốc/ thảo dược lợi sữa có vai trò rất nhỏ trong việc hỗ trợ cơ chế sản xuất sữa mẹ và cần được nghiên cứu đầy đủ về các tác động đối với bé. Các bà mẹ nuôi con bú nên tìm đến các chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn và áp dụng các phương pháp không dùng dược liệu (kể cả thảo dược), ví dụ như đảm bảo cho bé bú đúng cách, massage, bú/ hút thường xuyên hơn, dùng mhs để tăng thời gian bơm nút và có được sự hỗ trợ tinh thần tối đa trong gia đình và cộng đồng.

5- Chẩn đoán bằng hình ảnh (DIAGNOSTIC IMAGING)

Nếu có thể, nên hoãn việc sử dụng các chẩn đoán bằng hình ảnh cho đến khi bà mẹ cai sữa.
X quang và siêu âm ok trong thời gian cho con bú.
MỈR chụp cắt lớp có sử dụng thuốc tiêm phản quang, cần trì hoãn việc cho bú, cho đến khi thuốc đc đào thải đến mức an toàn (cần đc tra cụ thể tên thuốc và liều dùng).

Khi nhất thiết phải dùng đến các phương pháp trị liệu phóng xạ, nên tạm ngưng cho con bú hoặc cách ly với con trong một thời gian (3-4 tuần tuỳ theo pp trị liệu), cho đến khi tác động của chất phóng xạ ngay trong các cơ trong bầu vú giảm xuống.

Sữa mẹ vẫn nên được vắt ra trong thời gian đó và trữ đông cho đến khi tác động phóng xạ bị mất đi (sau 4 tuần), và sữa đó có thể được sữ dụng bình thường. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thử máu để đảm bảo lượng phóng xạ trong máu đã hạ xuống ở mức an toàn, trước khi bắt đầu cho bé bú lại.

6- Tiêm chủng (chích ngừa) 
Ngoại trừ việc tiêm chủng bệnh đậu mùa và bệnh sốt vàng da, việc mẹ tiêm chủng/ chích ngừa không gây tác hại gì cho bé bú mẹ. Việc bé bú mẹ khi mẹ tiêm chủng không bị ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của hệ miễn nhiểm của bé, với các chích ngừa thông thường (như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt) mặc dù trong sữa mẹ đã có kháng thể của mẹ.

Phụ nữ cho con bú cũng có thể cần phải chủng ngừa. Việc bà mẹ tiêm chủng vắc-xin bất hoạt (như uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt; cúm; viêm gan A; viêm gan không ảnh hưởng gì cho bé bú mẹ. 

Một số vắc xin, chẳng hạn như uốn ván, bạch hầu, ho gà và vắc-xin thuốc chủng ngừa cúm, được khuyến cáo cho các bà mẹ trong thời kỳ hậu sản để bảo vệ cả mẹ và bé sơ sinh. Hoặc theo lịch nhắc định kỳ tiêm các loại vắc-xin định khác, chẳng hạn như HPV, viêm gan A, viêm gan B vẫn có thể tiêm được cho các bà mẹ trong thời gian đang cho con bú. Chỉ cần thận trọng khi tiêm chủng cho các bà mẹ cho con bú mà bé có bệnh đường hô hấp (ví dụ, trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các vấn đề hô hấp mãn tính).

Hầu hết các loại vắc-xin sống sẽ tiết virus vào trong sữa mẹ. Ví dụ, mặc dù rubella tiêm chủng có thể được tiết vào sữa mẹ và truyền cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bé thường không có biểu hiện nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm rất nhẹ. Do đó, tiêm chủng sau khi sinh với vắc xin sởi-quai bị-rubella được khuyến khích cho những người phụ nữ thiếu khả năng miễn dịch, đặc biệt là rubella.

Ngược lại, trẻ sơ sinh được coi là có nguy cơ cao sau khi tiếp xúc với thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng da. Vì vậy, vắc-xin bệnh đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng không được chích trong quá trình cho con bú.

III- KẾT LUẬN:
Những lợi ích của sữa mẹ lớn hơn, so với nỗi lo là các dược chất, các trị liệu có thể thông qua sữa mẹ gây ảnh hưởng không tốt cho bé. Do đó, nên chọn các phương pháp trị liệu và các loại thuốc thân thiện với sữa mẹ để con được tiếp tục bú mẹ.

Mặc dù hầu hết các loại thuốc và dược pháp không gây nguy hiểm cho người mẹ trẻ sơ sinh hoặc cho con bú, các bác sĩ và bà mẹ cần cân nhắc lợi hại với các loại thuốc, loại chất mà mẹ dùng để trị liệu, đặc biệt với những chất có khả năng tích tụ trong sữa mẹ, hoặc các loại thuốc đã có kết luận lâm sàng cho thấy có trong huyết thanh của bé hoặc có tác động đối với bé.

Các bà mẹ cũng được khuyến cáo nên cân nhắc khi sử dụng (thường xuyên) các chất, các loại thuốc, thảo dược chưa được chứng minh. Các bác sĩ nhi được khuyến khích tham khảo nguồn dữ liệu tuyệt vời - LactMed. 

Chúc các mẹ nuôi con tự tin hơn với sự hỗ trợ của Chuyên gia Betibuti và Hội Sữa Mẹ (Bé Tí Bú Ti)!



Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

CÁCH VẮT SỮA NON


Để tránh dùng bình sữa cho bé sơ sinh, đây là các cách cho con bú sữa no vắt sẳn bằng syringe + ngón tay.

Bố hoặc bà có thể cho bé ăn cách này trong trường hợp bé cách ly lâu, hoặc trong những trường hơp bé chưa bú mẹ trực tiếp được.

Sữa non vắt ngay sau khi sinh, sữa non thu trữ trong thai ky, hoặc sữa xin của mẹ khác 
(HIV âm tính và thanh trùng).

hoặc:

hoặc: +ống xông







Ngoc Doan
10 Tháng 5 2014

CƠ CHẾ SẢN XUẤT SỮA NON VÀ CÁCH VẮT TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH

Cm cần đọc kỹ để áp dụng an toàn.
1- Sữa non có trong bầu vú mẹ từ khi nào?
Cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất SỮA NON (Colostrum) từ giữa thai kỳ. Thông thường khoảng tuần 16 - 20 của thai kỳ (mẹ sinh con rạ có thể thấy sữa non sớm hơn) trong bầu vú mẹ diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa (lactocytes - nang sữa) và những giọt sữa non đầu tiên bắt đầu được tạo ở đây gọi là Giai đoạn Tạo sữa 1 (Lactogenesis I). Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các nang sữa còn chưa kín, do đó sự lưu thông qua lại giữa huyết thanh (máu) và sữa khá cao, vì vậy sữa non có thể có màu hơi đỏ của máu, màu nhuốm hồng, màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt (chứ không trắng như sữa già (Mature Milk) ở Giai đoạn Tạo sữa 2 khi hình thức, chất thay đổi và lượng sữa gia tăng đáng kể.)

Betibuti đã có rất nhiều bài viết về tác dụng của sữa non trong 72 giờ đầu đời, cũng như tác hại của sct và bình sữa đối với bé sơ sinh. Cm nên tham khảo lại các bài viết đó để hiểu vì sao việc những cử bú đầu đời là sữa non của mẹ là cực kỳ quan trọng.

2- Vắt sữa non trước khi sinh để làm gì?
Học cách để vắt tay, thu hoạch dần dần và dự trữ SỮA NON từ trước khi sinh là một kỹ năng cần thiết cho các bà mẹ. Ngay sau khi sinh, bé cần được CHỈ BÚ HOÀN TOÀN SỮA NON của mẹ.

Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, do quy trình của Bệnh viện, do sức khỏe của mẹ hoặc con, con có thể phải cách ly khỏi mẹ, sữa non trữ sẵn của mẹ sẽ cực kỳ hữu dụng.
Các tình huống đặc biệt đó bao gồm:
Mẹ bị tiểu đường/ tiểu đường thai kỳ
Mẹ được chỉ định sinh mổ
Mẹ có bất thường ở bầu vú/ đầu ti
Bé bị hở hàm ếch
Các tình huống sức khỏe khác của mẹ/ con ngay sau khi sinh

3- Vắt sữa non vào thời điểm nào là thích hợp?
Cm có thể thỉnh thoảng khi tắm hoặc chăm sóc bầu vú, có thể thấy sữa non từ tuần 32 đến 34 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc thu hoạch sữa có thể thật sự bắt đầu từ tuần thứ 36, khi sữa non có thể nhỏ giọt dễ dàng hơn.
Chăm sóc bầu vú đúng cách trong thai kỳ cũng giúp cho sữa non của mẹ được sản xuất và tiết ra dễ dàng hơn. Cm bầu nên tham khảo và áp dụng bài viết Chăm sóc bầu vú mẹ Phần 1, để áp dụng nhé.

4- Vắt sữa non như thế nào cho đúng và an toàn?
Tuyệt đối không được dùng bất cứ máy hút sữa nào để hút sữa non trước khi sinh, mà chỉ được vắt nhẹ nhàng bằng tay. Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành. Và kỹ năng này rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài.

Sữa non ở giai đoạn này được "thu hoạch từng giọt" như sau:

vắt tay chỉ 3 đến 5 phút / lần x 3 - 5 lần/ ngày. 
dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml - không kim) để thu từng giọt sữa non
giữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu, để cho ống tiêm có sữa vào, ghi ngày, dán lại trước khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy)
thu tiếp sữa non vào ống tiêm 
cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (không quá 3 ngày)

1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày) thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1 hộp kín (vd. Lock n Lock).

Vì sữa non khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên nếu mỗi lần vắt mẹ thu được 0.5ml - 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml - 5ml/ ngày là kết quả rất tốt rồi.

Lượng sữa non thu được này có vẻ không nhiều, tuy nhiên nếu cm nhớ trong các bài trước Betibuti có mô tả dung tích dạ dày của bé sơ sinh trong ngày đầu chỉ 5 - 7ml, có nghĩa bé cũng chỉ cần bú 5 - 7ml/ cữ, cm sẽ hiểu vì sao một lượng sữa nhỏ thu hoạch trong vài tuần cũng vừa đủ cho con trong ngày đầu nếu cần.

Đọc đến đây, chắc hẳn có nhiều mẹ vẫn thắc mắc, lo lắng, vì hầu hết cm có thể được khuyên không được vân vê, kích thích đầu ti vì sợ kích thích chuyển dạ, sinh sớm.

Việc massage và vắt sữa này cũng có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng cách vắt và thời gian như mô tả trong bài viết này là an toàn và không kích ứng chuyển dạ (giống như những cơn chuyển dạ giả không đủ mạnh để gây sinh non), trừ khi mẹ đã ở sẵn trong tình trạng "doạ sinh sớm" từ trước tuần 36.

Phương pháp vắt trữ sữa trước khi sinh này đã được chính thức giới thiệu trong nhiều tài liệu của các tổ chức chuyên môn về sữa mẹ, (như Tài liệu hướng dẫn số 2811 năm 2008 của La Lêch League GB, Tài liệu hướng dẫn số 322591 của Captial and Coast District Health Board New Zealand)

5- Cách tự vắt sữa bằng tay?
Rửa tay sạch bằng xà phòng
chườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc vắt sau khi tắm vòi sen ấm)

massage bầu vú (có thể áp dụng pp massage 3' của Betibuti)

Động tác vắt gồm 3 bước: đặt - ấn - vắt
Đặt ngón tay cái phía trên quầng vú và ngón tay trỏ dưới quầng vú, cách chân ti khoảng 3cm - 4cm (đầu ngón tay cái, đầu ti và đầu ngón trỏ thẳng hàng)

Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da, ấn ngược vào thành ngực

Vắt: ép hai đầu ngón tay về phía đầu ti để vắt nhẹ nhàng

Lặp lại động tác này nhịp nhàng theo 3 bước cho đến khi thấy những giọt sữa non tiết ra khỏi đầu ti.
Dùng ống tiêm hút "thu hoạch" từng giọt sữa non này

6- Cho bé bú sữa non trữ sẵn này như thế nào tốt nhất?
Khi đi sinh, bố mẹ bé mang sữa đông này trong hộp kín và túi trữ lạnh và gửi vào ngăn đông ở tủ lạnh của Bệnh viện.

Khi cần dùng, bố mẹ bé sẽ ngâm cả ống tiêm (để nguyên trong nylon tiệt trùng) vào nước ấm, hay máy hâm sữa, và đút cho bé ăn từ ống tiêm + mút ngón tay bố/ mẹ (finger-feeding như hình minh hoạ). Mỗi cữ 5ml, có thể cách cữ 1g - 1.5g trong ngày đầu, cho đến khi bé được về với mẹ, da-tiếp-da và bú mẹ trực tiếp.

Vì lượng sữa rất nhỏ, nên không nên chuyển sữa qua nhiều dụng cụ khác, vì sẽ làm hao tốn những giọt sữa quý giá này.

7- Ý nghĩa của việc vắt sữa non trước khi sinh:
Giúp mẹ hiểu được cơ chế tạo sữa non trong thai kỳ và tự tin rằng trong bầu vú mẹ đã có sẵn sàng sữa cho con, chứ không phải chờ sữa về như quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay.

Giúp mẹ nhìn thấy hình thức (đặc, dẻo nên dễ nuốt) và dung lượng ít ỏi của sữa non là phù hợp với khả năng mút nuốt của con và phù hợp với dung tích dạ dày sơ sinh.

Giúp mẹ có được một kỹ năng hữu ích của quá trình nuôi con sữa mẹ, để sử dụng sau này, khi bị căng ngực, cương sữa, trữ sữa v.v. mà không phải phụ thuộc vào máy hút sữa

Giúp cho trong mọi tình huống, phòng hờ, bé luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc "lập trình đầu đời" của niêm mạc ruột được hoàn hảo

Giúp mẹ yên tâm chuẩn bị cho những ngày sắp sinh, vì mẹ tin tưởng rằng cho dù đẻ mổ hoặc các chỉ định cách ly mẹ, con vẫn có sữa non của mẹ cho những cữ bú đầu tiên.

Chúc các mẹ nuôi con sữa mẹ đầy tự tin!













Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

NGỦ NGẮN BÍ MẬT CỦA THÀNH CÔNG.

NGỦ NGẮN BÍ MẬT CỦA THÀNH CÔNG.

Cái này là Phượng sưu tầm chứ ko phải Phượng viết đâu cả nhà nhe.Xin cảm ơn tác giả phamanhtuan.com đã hào phóng chia sẻ.Phượng chỉ thực hành và chia sẻ lại thôi nha

Tại sao có một số người có thể ngủ rất ít mà vẫn có nhiều năng lượng, để
làm những điều đam mê, trong khi phần lớn mọi người cần ngủ 8h mỗi
ngày? B
ởi họ sở hữu một bí mật không ai chia sẻ trong nhiều năm và giờ
đây đã được hé lộ - kỹ thuật ngủ ngắn. Ngủ ngắn giúp có nhiều thời gian
hơn để làm việc với một năng lượng tràn đầy.
Phần lớn những con người kiệt xuất trên thế giới như Leonardo Davinci,
Thomas Edison, Richard Brandson đều có kỹ thuật quản lý thời gian và
năng lượng giấc ngủ của họ, đó chính là lý do giúp họ thành công hơn
người khác.
Hãy tưởng tượng, khi bạn đang ngủ 8h mỗi ngày, người khác lại có
thể có ngủ 2h, bạn đang lãng phí 26 năm cuộc đời cho giấc ngủ nếu giả
định bạn sống đến 80 tuổi. Thời gian ngủ thật là vô ích, nhưng nếu bạn ngủ
ít hơn, cơ thể bạn sẽ trở nên kiệt sức và mệt mỏi.
Khi tham gia khóa học IBC của thầy Phạm Thành Long, tôi đã được
thầy chia sẻ bí kíp ngủ ngắn, kỹ thuật ngủ thầy đã khám phá ra trong quá
trình thầy cần phải làm việc hàng tháng với cường độ cao. Kỹ thuật này đã
giúp thầy có đủ năng lượng cũng như sự tỉnh táo về trí tuệ mà không mất
quá nhiều thời gian cho việc ngủ.
Kết quả là mỗi ngày thầy chỉ ngủ 2h trong nhiều năm liền nhưng lúc nào
tôi cũng nhìn thấy thầy rất tỉnh táo và mạnh mẽ. Tôi đã áp dụng thử và
thực sự kinh ngạc vì ngày đầu tiên thực hành nó, tôi chỉ ngủ 3h nhưng vẫn
cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và minh mẫn. Chính vì thế, tôi quyết định
chia sẻ điều này cho bạn.
Ngủ ngắn là gì?
Ngủ ngắn là giấc ngủ có thời gian từ 5 - 30 phút cho mỗi lần ngủ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngủ ngắn là một trạng thái ngủ tối ưu
giúp cân bằng năng lượng cơ thể và duy trì hoạt động não bộ một cách hiệu
quả. Với kỹ thuật ngủ ngắn, chúng ta có thể ngủ tốt hơn, ít hơn nhưng vẫn
có năng lượng khỏe mạnh và bền bỉ suốt cả ngày.
Tại sao cần phải học ngủ ngắn?
Giấc ngủ ngắn giúp bạn thức dậy tràn đầy năng lượng để hoạt động
mạnh mẽ hơn. Hãy tưởng tượng cơ thể bạn là một bình xăng bị rò rỉ, và
năng lượng cơ thể của bạn chính là xăng. Quá trình hoạt động của bạn làm
cho bình xăng bị chảy, cạn kiệt và gây ra sự mệt mỏi. Giấc ngủ giúp bạn
nạp lại bình xăng.
Nếu bạn làm việc liên tục đến cuối ngày mới nạp nhiên liệu, cơ thể bạn sẽ
bị thiếu năng lượng lớn và trở nên mệt mỏi, cần có một thời gian đủ dài để
nạp lại nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu bạn vừa làm việc vừa có giấc ngủ xen
kẽ, xăng thường xuyên được bơm vào bình và làm cho bình xăng cơ thể
không bị thiếu nhiên liệu. Đó là lý do nhiều giấc ngủ ngắn có tổng thời
gian ít nhưng vẫn giúp cho cơ thể khỏe mạnh chứ không gây ra sự mệt mỏi
cho cơ thể.
Ngủ ngắn giúp có thêm thời gian để làm nhiều hơn những điều bạn
yêu thích. Với giấc ngủ ngắn, mỗi ngày bạn có thêm 6h để làm việc.
Ngủ ngắn giúp cải thiện rõ nét năng suất làm việc cũng như sự
thành công. Khi kết hợp phương pháp Quản lý thời gian Pomodoro và
công thức Fibonaci sẽ cho thấy sự thành công vượt trội so với người khác
nếu bạn có thêm 6h mỗi ngày.
Giấc ngủ ngắn giúp cải thiện sức khỏe toàn cơ thể và hệ thống miễn
dịch.
Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn
làm việc với 100% năng lượng suốt cả ngày, và lại còn có thêm 6h cho mỗi
ngày nữa.
Việc của bạn là thực hiện đầy đủ từng bước một các kỹ thuật
đơn giản về giấc ngủ ngắn này, áp dụng hàng ngày.
Có rất nhiều tài liệu trên internet đã nói về phương pháp ngủ khác gọi là
Polyphasic Sleep (Giấc ngủ đa pha) hay giấc ngủ 2 giờ, tuy nhiên phương
pháp của nó rất khó để thực hiện và phần lớn mọi người sau 2 tháng thực
hiện phương pháp ngủ này, họ đã trở nên tách biệt với thế giới và phải
quay trở lại giấc ngủ dài như họ đã từng.
Phương pháp ngủ ngắn mà tôi chuẩn bị chia sẻ có thể thực hiện với bất kỳ
ai, bất kỳ thời điểm nào, do đó rất dễ dàng để có kết quả tốt. Chỉ là bạn có
chọn làm nó hay không mà thôi. Nếu bạn thực sự hành động, thì tôi sẽ
không để bạn chờ lâu, bạn sẽ nhận được nó ngay bây giờ.
Kỹ thuật ngủ ngắn
Bạn có thể thực hiện giấc ngủ ngắn vào bất kỳ thời điểm nào bạn muốn,
với thời gian từ 2 phút - 30 phút tùy bạn, nhưng không nên để quá 30 phút.
Chính vì vậy, để đảm bảo bạn sẽ không ngủ quá 30 phút, hãy đặt chuông
báo thức sau 30 phút khi bạn muốn ngủ ngắn.
Tư thế ngủ: Bạn cần ngồi trên ghế, lưng thẳng, hai tay đặt ở trên
thành ghế.
Tay: Chuẩn bị 1 vật nặng khoảng 100gram đặt vào lòng bàn tay bạn (tránh
đặt đồ dễ vỡ).
Bước 1: Ngồi đúng tư thế, nhắm mắt và để cơ thể chìm vào giấc ngủ.
Bước 2: Khi cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ, bàn tay bạn sẽ bị duỗi ra, vật
nặng rơi xuống và giúp bạn tỉnh giấc. Nếu sau 30 phút bạn vẫn chưa tỉnh
do không nghe tiếng vật nặng rơi xuống, đồng hồ báo thức sẽ trợ giúp cho
bạn.
Mỗi ngày có bao nhiêu giấc ngủ ngắn là tùy bạn quyết định. Cần kết hợp
ăn uống đầy đủ và luyện tập thể thao mỗi ngày, bạn sẽ có một sức khỏe tốt
và trí tuệ minh mẫn – trợ thủ đắc lực cho thành công của bạn.
Ngủ ít thêm thời gian đi chơi nhỉ?????

ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON MẸ NHÉ!


ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON MẸ NHÉ!

Các Mẹ Sữa có biết trong lịch sử loài người thì việc cho con bú tới 3, 4 tuổi là điều hoàn toàn bình thường? Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng ngày càng rút ngắn khoảng thời gian đó, xuống còn 2, hay 1 năm, hay thậm chí là 6 tháng hoặc ngắn hơn. Nhưng vẫn còn nhiều nơi trên thế giới các bà mẹ vẫn duy trì cho con bú mẹ kéo dài bởi vì đó là truyền thống của họ, hay bởi họ hiểu được giá trị của sữa mẹ đối với bé.

Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm.

Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con. Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất? Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé. Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có:

29% nguồn năng lượng cần thiết
43% lượng protein cần thiết
36% lượng canxi cần thiết
75% lượng vitamin A cần thiết
76% lượng folate cần thiết
94% lượng vitamin B12 cần thiết
60% lượng vitamin C cần thiết

Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại. Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được: Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi. Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng. Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ. Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền. Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm. Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm. Các bác sĩ nhi khoa cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp, khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch.

Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ. Họ sử dụng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng. Hãy góp phần dập tan những quan niệm cổ hủ đó, sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng. Cơ thể của người mẹ chắt chiu dành dụm những gì tinh tuý nhất cho con thông qua hai bầu vú. Dù là người mẹ nghèo đói ở Châu Phi, hay người mẹ giàu sang nhung lụa giữa New York, thì chất lượng sữa mẹ vẫn là đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất đối với con, những thứ gì không phải Sữa mẹ là lệch chuẩn so với nhu cầu của loài người.

Bây giờ hãy bàn về một “truyền thuyết” mà nhiều mẹ thắc mắc, cho con bú lâu quá con bện hơi mẹ, con bám mẹ thì sao? Tôi muốn con tôi trở thành một đứa trẻ tự lập, và cho con bú mẹ kéo dài chính là một trong những chìa khoá để giúp đứa trẻ trở nên tự lập hơn. Bạn có tin không? Sự thật đấy. Một đứa trẻ được bú mẹ kéo dài cho đến khi bé tự cai sữa (thường từ 2 đến 4 năm) thường được nhận định là có tính tự lập cao hơn, và quan trọng hơn là bé tự tin hơn vào chính bản thân mình. Trong những năm đầu đời bé nhận được sự ấm áp, ko băn khoăn lo lắng, tìm thấy sự che chở từ hai bầu vúmẹ, cho đến khi bé tự đấu tranh tư tưởng và sẵn sàng tự cai sữa. Và khi bé tới được bước tiến đó, bé biết rằng bản thân mình đã đạt được một điều thật lớn lao, bé biết ngẩng cao đầu tự tin rằng bé có thể tiến xa hơn nữa. Đó là một dấu ấn quan trọng mà bé sẽ tự hào. Nhiều khi người lớn chúng ta lại ép các bé trở nên tự lập quá sớm. Phải ngủ riêng từ quá sớm, phải cai sữa từ quá sớm, phải tựlàm mọi việc bố mẹ không giúp đỡ từ quá sớm. Đừng ép bé, hãy để bé tự trải nghiệm và bé sẽ dần dần tự lập được. Bạn vội vàng điều gì? Hãy trân trọng những giây phút được ôm con vào lòng và cho con bú, bởi vì những giây phút đó chỉ tồn tại trong vài năm đầu đời, và suốt quãng đời còn lại bạn sẽ nhớ lắm cái cảm giác được gần gũi với con như vậy.

Hãy bỏ qua các định kiến của xã hội, nhìn vào lịch sử nhân loại và tự tin rằng cho con bú kéo dài mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và con mà sau này bạn sẽ rất trân trọng. Đừng vội vàng cai sữa cho con mẹ nhé!


trên facebook

Hạ sốt cho trẻ như thế nào là phù hợp?



Hạ sốt cho trẻ như thế nào là phù hợp? 

on Thursday 22-10-2015 6:11pmViết bởi: AdministratorDanh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
TS.BS. Nguyễn An Nghĩa


Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM
Giới thiệu

Trong thực tế, việc xử trí trẻ sốt tại những bệnh viện nhi thường được các y tá thực hiện khá rập khuôn. Nếu trẻ sốt khoảng 38oC, họ sẽ cho trẻ mặc thoáng và báo bác sĩ để trẻ được kê thuốc hạ sốt phù hợp, thường là paracetamol. Nếu trẻ sốt 39oC, họ sẽ báo bác sĩ để kê toa ibuprofen hay paracetamol. Và các bác sĩ cũng thường đồng ý với yêu cầu của họ.

Cách thực hành lâm sàng này đã đưa đến một số câu hỏi chẳng hạn như: tại sao chúng ta lại cố gắng làm giảm thân nhiệt cho trẻ sốt? Bản thân sốt có nguy hiểm hay không? Liệu trẻ sốt cao có báo hiệu một bệnh lý nặng tiềm ẩn bên dưới hay không? Việc cố gắng hạ sốt cho trẻ mang đến những lợi ích gì? Ngược lại, nếu đã biết rằng sốt là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng, chúng ta có còn nên luôn luôn cố gắng hạ sốt cho trẻ hay không? Các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc (lau mát,…) liệu có hiệu quả? Các thuốc hạ sốt có hiệu quả không, và nếu có, thì thuốc nào là thuốc nên được chọn lựa? liệu chúng có an toàn hay không? Điều trị với hai thuốc hạ sốt liệu có hiệu quả tốt hơn  một thuốc hay không?

Một số bài tổng quan hệ thống và tài liệu hướng dẫn gần đây đã xoay quanh việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này dựa trên những bằng chứng hiện có.

Bản thân sốt có nguy hiểm hay không?

Rất dễ để nhận thấy sốt là mối bận tâm thường gặp của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Sốt là một trong ba vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo sợ nhiều nhất trong các đợt bệnh cấp tính của trẻ. (Hai vấn đề khác bao gồm ho và khả năng viêm màng não). Nhiều phụ huynh tin rằng sốt sẽ gây tổn thương não, hôn mê và tử vong. Một phần trong những nỗi sợ này, bao gồm cả nguy cơ viêm não, được chia sẻ bởi một số nhân viên y tế.

Đúng là thân nhiệt tăng quá cao sẽ phá vỡ chuyển hóa bên trong tế bào và gây tổn thương các cơ quan. Nhiệt độ cao trên 41,5oC thỉnh thoảng được ghi nhận trong một số ca tăng thân nhiệt, và mức nhiệt độ cao như thế có thể gây hại đáng kể cho cơ thể chủ bao gồm cả tổn thương não. Tuy nhiên, tăng thân nhiệt là hậu quả của việc tăng không được kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Sốt, ngược lại, là một tình trạng gia tăng có kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Nói cách khác, sốt là tình trạng cài đặt lại ngưỡng nhiệt cho cơ thể có kiểm soát, và do đó, rất hiếm khi đưa đến tình trạng tăng thân nhiệt ở mức nguy hiểm.  

Theo như bàn luận trên, không có gì phải ngạc nhiên khi hầu như không có chứng cớ nào cho thấy bản thân sốt là nguy hiểm. Nỗi ám ảnh về sốt bắt nguồn từ việc chúng ta thường làm ngơ sự thật rằng bệnh tật và tử vong ở trẻ sốt là do bệnh lý nhiễm trùng tiềm ẩn bên dưới. Tất nhiên đa phần các chuyên gia y tế đều nhận ra điều này, nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để chuyển những thông điệp này đến các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

Liệu trẻ sốt cao có báo hiệu một bệnh lý nặng tiềm ẩn bên dưới hay không?

Một nhóm tác giả đã tiến hành một tổng quan hệ thống phân tích mối liên hệ giữa mức độ trầm trọng của sốt và tỷ lệ bệnh nặng trong hướng dẫn NICE đầu tiên. Bài tổng quan này bao gồm chín nghiên cứu đoàn hệ. Sáu trong số đó ghi nhận rằng tỷ lệ bệnh lý nặng gia tăng cùng với mức tăng của thân nhiệt trong khi ba nghiên cứu còn lại thì không. Nhìn chung, những nghiên cứu có kết quả chứng tỏ giá trị tiên đoán của sốt cao còn rất ít, và ngược lại, nhiều trẻ mắc bệnh lý nặng cũng không kèm sốt cao nhiều. Tuy nhiên, khi phân tích ở những độ tuổi khác nhau, dường như sốt > 39oC có giá trị tiên đoán bệnh nặng tốt hơn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và thậm chí tốt hơn nữa với trẻ dưới ba tháng tuổi.

Tổng kết lại, có khuynh hướng cho rằng tỷ lệ bệnh nặng sẽ cao hơn khi sốt cao hơn, nhưng mối liên hệ này không mạnh và có giá trị tiên đoán kém. Tỷ lệ nhiễm trùng nặng ở những trẻ trước đó khỏe mạnh đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây nhờ vào hiệu quả của những vắc-xin liên hợp. Do đó, ở thời điểm hiện tại, có khả năng giá trị tiên đoán của sốt thậm chí còn giảm thấp hơn.

Việc cố gắng hạ sốt cho trẻ mang đến những lợi ích gì?

Nếu sốt không gây hại, vậy thì tại sao chúng ta lại muốn hạ sốt? Một lý do thường được viện dẫn là điều trị sốt để làm giảm những triệu chứng kèm theo sốt hơn là bản thân sốt. Trẻ thường khó chịu hoặc mệt mỏi trong lúc sốt, đưa đến ăn kém, rối loạn giấc ngủ. Đau và phù nề cũng là những hậu quả đã được biết của tình trạng viêm, vốn thường hiện diện trong bệnh cảnh nhiễm trùng ở trẻ. Mặt khác, thuốc hạ sốt ở trẻ cũng có tác dụng giảm đau và một thuốc khác cũng có tác dụng giảm viêm. Có thể những lợi điểm chính khi dùng thuốc hạ sốt phát xuất từ những tác dụng đi kèm này.

Một lý do khác thường được đưa ra để điều trị sốt là ngăn ngừa co giật, đặc biệt ở những trẻ đã có tiền căn sốt co giật trước đó. Về vấn đề này, đã có một số bài tổng quan và phân tích tổng hợp với chất lượng tốt được thực hiện. Kết luận từ những bài này đều cho thấy không có chứng cứ nào cho thấy thuốc hạ sốt có thể ngăn ngừa co giật. Gần đây hơn, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng tỏ không có khác biệt về tỷ lệ tái phát sốt co giật dù trẻ có được điều trị thuốc hạ sốt để ngăn ngừa hay không. Nghiên cứu này cũng cho thấy phần lớn sốt co giật xảy ra ở thời điểm khởi phát sốt, giúp giải thích tại sao thuốc ngăn ngừa không có hiệu quả.

Nếu sốt là một phần đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng, vậy tại sao chúng ta lại cố gắng hạ sốt cho trẻ?

Sốt là một phần trong đáp ứng tự nhiên của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi giả định rằng có tồn tại những lợi điểm trong sốt. Về phương diện tiến hóa, đáp ứng viêm của cơ thể chủ sẽ không được duy trì qua các thế hệ nếu nó không giúp làm tăng khả năng sống sót cho cơ thể chủ. Thêm nữa, về mặt sinh học, có chứng cứ cho thấy vi sinh vật bị ảnh hưởng bất lợi bởi nhiệt độ trên 37o và một số cơ chế đáp ứng của cơ thể chủ có hiệu quả tốt hơn ở thân  nhiệt cao.

Nếu nhìn theo một hướng khác, nếu sốt có lợi, liệu có chứng cứ nào cho thấy nỗ lực hạ sốt sẽ gây hậu quả tệ hơn? Ngoài một số kết quả từ vài nghiên cứu mô tả, hiện có rất ít bằng chứng có chất lượng giúp trả lời câu hỏi trên. Một nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thường xuyên paracetamol ở trẻ thủy đậu sẽ trì hoãn sự lành các mụn nước. Mặt khác, ở những bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh lý nặng, nghiên cứu cho thấy việc dùng hạ sốt có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Trong một nghiên cứu khác, kết quả cho thấy việc điều trị phòng ngừa bằng paracetamol làm giảm nồng độ kháng thể chống lại các vắc-xin tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, một bài tổng quan hệ thống gần đây từ năm thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng tỏ việc điều trị thuốc hạ sốt không liên quan với sự kéo dài thời gian bệnh.

Chứng cứ về lợi điểm của sốt vẫn còn rất hạn chế, nhưng chúng ta có thể đồng ý rằng, khi xem xét về mặt lý thuyết, có một lý do chính đáng cho phép sốt diễn ra. Chúng ta không nên điều trị sốt một cách thường quy ở trẻ không có biểu hiện mệt mỏi.

Các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc liệu có hiệu quả?

Các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc bao gồm cởi đồ nằm thoáng, quạt mát và lau mát. Hiện vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy bất kỳ lợi điểm gì của việc cởi đồ nằm thoáng hay quạt mát. Lau mát có thể làm giảm thân nhiệt trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng lại thường đi kèm với lạnh run và quấy khóc. Do đó việc áp dụng lau mát có thể có tác dụng ngược nếu chúng ta chấp nhận lập luận rằng mục đích chính của điều trị là làm giảm khó chịu cho trẻ. Một quan điểm khác, cho trẻ sốt tiếp xúc với môi trường lạnh một cách cẩn thận, nhiều khả năng cũng không phù hợp vì lý do tương tự.

Liệu các thuốc hạ sốt có hiệu quả hay không, và nếu có, chúng ta nên chọn lựa thuốc nào?

Paracetamol và ibuprofen là hai thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị hạ sốt. Nhiều bằng chứng cho thấy cả hai thuốc đều có hiệu quả tốt như nhau trong việc giảm sốt cho trẻ. Khi so sánh với nhau, đa phần các nghiên cứu nhận thấy ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn một chút so với paracetamol. Hiệu quả của ibuprofen dường như cũng dài hơn. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này dùng paracetamol với liều thấp hơn liều khuyến cáo. Hơn nữa, hiệu quả giảm sốt là tiêu chí lâm sàng duy nhất được báo cáo trong phần lớn các nghiên cứu. Các dữ kiện về hiệu quả thuốc trên các triệu chứng liên quan sốt, chẳng hạn như cảm giác khó chịu, khá thưa thớt. Đã có một nghiên cứu so sánh hiệu quả của paracetamol và ibuprofen đối với các triệu chứng như thế  và kết quả không chỉ ra khác biệt nào.

Các thuốc hạ sốt có an toàn không?

Một vấn đề then chốt đối với bất kỳ thuốc nào chính là độ an toàn. Rắc rối chính trong đánh giá độ an toàn của các thuốc hạ sốt là việc thiếu dữ liệu. Mặc dù một số bài tổng quan hệ thống đã được tiến hành nhưng những bài tổng quan này bao gồm các nghiên cứu nhìn chung không đủ độ nhạy để xác nhận tính gây độc của thuốc hạ sốt trong nhiều ca bệnh. Mặt khác, lại có những báo cáo ca hay hàng loạt ca gợi ý nhiều mức độ độc tính của thuốc bao gồm xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận và nhiễm trùng thứ phát đối với ibuprofen; ngộ độc gan và suyễn đối với paracetamol. Một cách tổng quát, những tác dụng phụ này hiếm xảy ra.

Liệu dùng hai thuốc có tốt hơn một?

Trong thực hành lâm sàng, điều trị phối hợp hai thuốc hạ sốt có thể được thực hiện trong hai tình huống: (1) điều trị phối hợp mà cả hai thuốc được cho cùng một lúc hay (2) lần lượt từng thuốc với thuốc thứ hai được dùng khi đã ngưng thuốc thứ nhất (thường khi thuốc thứ nhất không có hiệu quả).

Các nghiên cứu trước đây không thu được bất kỳ chứng cứ nào cho thấy điều trị phối hợp paracetamol với ibuprofen cho hiệu quả hạ sốt tốt hơn dùng một trong hai thuốc. Tuy nhiên, các bài tổng quan cập nhật sau này gợi ý rằng điều trị phối hợp làm giảm đáng kể thời gian sốt so với chỉ dùng paracetamol. Tuy nhiên, không có khác biệt khi so với chỉ dùng ibuprofen. Do đó, hiệu quả tốt hơn khi phối hợp thuốc có thể đến từ hiệu quả kéo dài của ibuprofen. Gần đây hơn, một phân tích tổng hợp được thực hiện đã cho thấy có sự giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê về thân nhiệt trung bình khi điều trị phối hợp.Tuy nhiên, sự khác biệt này là rất nhỏ (0,27oC tại thời điểm 1 giờ sau điều trị), và vì thế phát hiện này không có ý nghĩa lâm sàng.

Ngược với trị liệu phối hợp, có một vài chứng cứ cho thấy sử dụng lần lượt các thuốc hạ sốt có thể mang lại lợi ích ở một số tình huống nhất định. Đã có hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng xem xét điều trị thuốc hạ sốt thứ hai nếu thuốc đầu tiên kém hiệu quả. Cả hai nghiên cứu đều chứng tỏ lợi ích đáng kể về mặt giảm nhiệt độ so với giả dược. Đáng chú ý hơn nữa, một trong số hai nghiên cứu này còn cho thấy cách điều trị này giảm đáng kể sự khó chịu và đau cho trẻ.

Từ chứng cứ đến hướng dẫn
Khuyến cáo từ hướng dẫn năm 2013 của NICE được trình bày trong Bảng 1.
Hiệu quả của thuốc hạ sốt trên các triệu chứng ngoài sốt vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, việc dùng thuốc hạ sốt chỉ để hạ sốt không phải là một lợi ích nhất thiết phải có cho trẻ. Do đó, việc điều trị hạ sốt cho trẻ không nên thực hiện một cách thường quy mà nên xem xét trên khía cạnh, yếu tố liên quan.

Bảng 1. 

Khuyến cáo của NICE (Viện quốc gia về sức khỏe và chăm sóc tốt) về sốt và điều trị hạ sốt

 Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý nặng

        - Ở trẻ trên 6 tháng tuổi, không sử dụng mức  thân nhiệt đơn thuần để xác định những trẻ có nguy cơ bệnh lý nặng.

        - Trẻ từ 3-6 tháng tuổi có sốt ≥ 39oC ít nhất được xếp vào nhóm nguy cơ trung bình mắc các bệnh lý nặng.

        - Trẻ dưới 3 tháng tuổi có sốt ≥ 38oC được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh lý nặng.

Can thiệp hạ sốt

         - Các thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được sốt co giật và do đó không nên sử dụng thuốc hạ sốt chỉ vì mục tiêu này.

         - Lau mát không được khuyến cáo trong điều trị sốt.

         - Trẻ sốt không nên mặc quá thoáng hay quấn quá kỹ.

         - Không dùng thuốc hạ sốt chỉ để giảm thân nhiệt ở trẻ sốt.

         - Xem xét sử dụng hoặc paracetamol hoặc ibuprofen ở trẻ sốt có biểu hiện mệt mỏi.
         - Khi sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sốt:

   Chỉ tiếp tục sử dụng khi trẻ sốt còn biểu hiện mệt mỏi

   Xem xét đổi sang thuốc hạ sốt khác nếu biểu hiện mệt mỏi của trẻ không giảm

   Không dùng đồng thời hai thuốc

   Chỉ xem xét thay thế các thuốc này nếu vẻ mệt mỏi tồn tại kéo dài hay tái phát trước khi liều thuốc kế tiếp được sử dụng.  

facebook

TEST CHO CÁC BẠN XEM