Trần Thị Ái Liên
5 giờ ·
YÊU THƯƠNG CHÍNH MÌNH
Tiếp theo cuộc trò chuyện với cô bạn ở Anh Quốc . . .
Bạn: Trời ơi nó cứ "biểu hiện tình cảm" kiểu mè nheo như vậy hoài chắc tui điên.
Ailien: Đúng như vậy. Do đó, bạn phải hiểu là lúc con bạn mè nheo là lúc nó đang cần sự quan tâm & chăm sóc tình cảm của bạn, nhưng nếu lúc này bạn cũng đang cần sự quan tâm chăm sóc như nó thì làm sao mà bạn thoả mãn cho nó được. Mình không thể cho cái mà mình không có.
Bạn: Bởi vậy, nhiều khi thấy bực mình vì mình đã dành cho nó tất cả rồi mà nó cứ đòi thêm . . .đòi thêm... chịu không nổi.
Ailien: Vì vậy, khi con đòi hỏi:
1- "kiểm tra chính mình". Hãy tự hỏi mình "mình có đảm đương nổi đòi hòi của con không?"
- nếu thấy là không chịu nổi và nếu con chưa hiểu quy luật nhân-quả, thì tìm người khác trông con dùm, mình cần một chút yên tĩnh rồi mới quay trở lại thoả mãn nhu cầu cho con.
- nếu thấy là không chịu nổi và nếu con đã hiểu quy luật nhân-quả, thì cứ thẳng thắn và trung thực với con và nói "Con ơi, Bố/Mẹ cần 1 phút để thương chính mình. Con chờ tí nhé." Rồi, hít thở sâu và nói với lòng mình "tui thương tui quá, đây đúng là một thử thách. Cố gắng lên nào"
2- Rồi sau đó mới nói chuyện với con. " Bố/Mẹ biết con muốn mà không được thì đương nhiên thất vọng. Con cứ khóc nhé, khi nào khóc xong thì mình sẽ . . . . " Dùng lý lẽ giải thích tại sao mình không cho phép con làm điều đó . . .
Trước đây tâm lý học ít nói đến yêu thuơng bản thân, và thâm chí nhiều người hiểu lầm là yêu thương bản thân là ích kỷ. Ich kỷ là yêu bản thân và sẵn sàng hại người khác vì bản thân.
Gần đây tâm lý học nói nhiều đến yêu thương bản thân, thậm chí họ còn khuyên rằng nếu mình không biết yêu thương bản thân thì không những mình không chăm sóc bản thân đúng mực mà còn không thể yêu thương ai một cách chân thành và vô điều kiện được.
Tình yêu của người không yêu thương bản thân rất dễ bị nhầm lẫn bởi động cơ khác như sự tuân thủ những chuẩn mực xã hội, trao đổi quyền lợi.
Ví dụ: chuẩn mực đạo đức dạy chúng ta là gia đình thì phải thương nhau, thì người ta cứ tưởng là họ đang thương nhau, nhưng tiềm thức tị hiềm thúc ép họ làm những hành động hại nhau dù ý thức vẫn nghĩ rằng họ đang thương nhau và miệng họ vẫn nói là đang thương nhau.
Vi dụ khác: mình thương người đó vì họ đã cho mình cái gì đó, giúp mình điều gí đó, nên khi họ không cho, không giúp, là ngay lâp tức mình ghét họ. Rõ ràng đây không phải là tình yêu mà là sự trao đổi quyền lợi bị hiểu lầm là tình yêu.
Yêu thương bản thân là:
- biết chấp nhận chính mình,
- không ước ao mình có cơ thế khác (ví dụ: tui luôn thấy mình mập lùn và ước sao mình sinh ra cao ốm như người mẫu tức là tôi đang không yêu bản thân mập lùn của tui)
- không ước ao mình có bô não khác (ví dụ: tui luôn ước ao mình thông minh hơn nữa tức là tui không yêu bản thân với cái não hiện tại)
- không khắt khe với chính mình (ví dụ: mỗi lần tui làm gì sai là trong đầu tui cứ nhắc đi nhắc lại lỗi sai đó và dằn vặt chính mình suốt mấy ngày sau đó)
- biết yêu thương thông cảm và tha thứ cho bản thân
- biết chăm sóc tình cảm và sức khoẻ của bản thân (cần ăn, ngủ, giải trí, yêu thương, tôn trọng . . .)
- không vì quyền lợi của bản thân mà hại hay lấn ép người khác.
- không dễ dàng hy sinh cho người khác khi không có lý do vô cùng chính đáng.
(còn tiếp)
Tiếp theo cuộc trò chuyện với cô bạn ở Anh Quốc . . .
Bạn: Trời ơi nó cứ "biểu hiện tình cảm" kiểu mè nheo như vậy hoài chắc tui điên.
Ailien: Đúng như vậy. Do đó, bạn phải hiểu là lúc con bạn mè nheo là lúc nó đang cần sự quan tâm & chăm sóc tình cảm của bạn, nhưng nếu lúc này bạn cũng đang cần sự quan tâm chăm sóc như nó thì làm sao mà bạn thoả mãn cho nó được. Mình không thể cho cái mà mình không có.
Bạn: Bởi vậy, nhiều khi thấy bực mình vì mình đã dành cho nó tất cả rồi mà nó cứ đòi thêm . . .đòi thêm... chịu không nổi.
Ailien: Vì vậy, khi con đòi hỏi:
1- "kiểm tra chính mình". Hãy tự hỏi mình "mình có đảm đương nổi đòi hòi của con không?"
- nếu thấy là không chịu nổi và nếu con chưa hiểu quy luật nhân-quả, thì tìm người khác trông con dùm, mình cần một chút yên tĩnh rồi mới quay trở lại thoả mãn nhu cầu cho con.
- nếu thấy là không chịu nổi và nếu con đã hiểu quy luật nhân-quả, thì cứ thẳng thắn và trung thực với con và nói "Con ơi, Bố/Mẹ cần 1 phút để thương chính mình. Con chờ tí nhé." Rồi, hít thở sâu và nói với lòng mình "tui thương tui quá, đây đúng là một thử thách. Cố gắng lên nào"
2- Rồi sau đó mới nói chuyện với con. " Bố/Mẹ biết con muốn mà không được thì đương nhiên thất vọng. Con cứ khóc nhé, khi nào khóc xong thì mình sẽ . . . . " Dùng lý lẽ giải thích tại sao mình không cho phép con làm điều đó . . .
Trước đây tâm lý học ít nói đến yêu thuơng bản thân, và thâm chí nhiều người hiểu lầm là yêu thương bản thân là ích kỷ. Ich kỷ là yêu bản thân và sẵn sàng hại người khác vì bản thân.
Gần đây tâm lý học nói nhiều đến yêu thương bản thân, thậm chí họ còn khuyên rằng nếu mình không biết yêu thương bản thân thì không những mình không chăm sóc bản thân đúng mực mà còn không thể yêu thương ai một cách chân thành và vô điều kiện được.
Tình yêu của người không yêu thương bản thân rất dễ bị nhầm lẫn bởi động cơ khác như sự tuân thủ những chuẩn mực xã hội, trao đổi quyền lợi.
Ví dụ: chuẩn mực đạo đức dạy chúng ta là gia đình thì phải thương nhau, thì người ta cứ tưởng là họ đang thương nhau, nhưng tiềm thức tị hiềm thúc ép họ làm những hành động hại nhau dù ý thức vẫn nghĩ rằng họ đang thương nhau và miệng họ vẫn nói là đang thương nhau.
Vi dụ khác: mình thương người đó vì họ đã cho mình cái gì đó, giúp mình điều gí đó, nên khi họ không cho, không giúp, là ngay lâp tức mình ghét họ. Rõ ràng đây không phải là tình yêu mà là sự trao đổi quyền lợi bị hiểu lầm là tình yêu.
Yêu thương bản thân là:
- biết chấp nhận chính mình,
- không ước ao mình có cơ thế khác (ví dụ: tui luôn thấy mình mập lùn và ước sao mình sinh ra cao ốm như người mẫu tức là tôi đang không yêu bản thân mập lùn của tui)
- không ước ao mình có bô não khác (ví dụ: tui luôn ước ao mình thông minh hơn nữa tức là tui không yêu bản thân với cái não hiện tại)
- không khắt khe với chính mình (ví dụ: mỗi lần tui làm gì sai là trong đầu tui cứ nhắc đi nhắc lại lỗi sai đó và dằn vặt chính mình suốt mấy ngày sau đó)
- biết yêu thương thông cảm và tha thứ cho bản thân
- biết chăm sóc tình cảm và sức khoẻ của bản thân (cần ăn, ngủ, giải trí, yêu thương, tôn trọng . . .)
- không vì quyền lợi của bản thân mà hại hay lấn ép người khác.
- không dễ dàng hy sinh cho người khác khi không có lý do vô cùng chính đáng.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét